Duyệt qua các diễn đàn và nhóm về kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp của bạn chắc hẳn đã bắt gặp nhiều bài đăng về việc bán lại tài khoản PayPal, Stripe có mức độ Trust cao. Mặc dù khá phổ biến và công khai, giao dịch, mua và bán các tài khoản này rất rủi ro, đặc biệt là đối với những người mua chưa có kinh nghiệm.
Trong bài viết này, The Ganti sẽ giải thích và phân tích về việc khi nào nên và không nên mua những tài khoản này.
-
Tài khoản Trust là gì?
“Trust” là một “từ lóng” được truyền miệng trong cộng đồng người dùng PayPal, Stripe, v.v. để cho biết rằng tài khoản đã được xác minh với một số thông tin về người sở hữu nó. Tài khoản đã được xác minh càng nhiều thì thường được cho là độ Trust cao.
Người bán tài khoản PayPal, Stripe, hoặc eBay cung cấp thông tin tài khoản để cho thấy rằng tài khoản của mình có độ Trust cao. Thông tin này có thể là số lần payout, số hold, volume, loại limit, rating thông tin các tài liệu đi kèm, v.v.
Hiện tại, trong cộng đồng người dùng cổng thành toán, vẫn còn nhiều những hiểu lầm phổ biến về độ Trust tài khoản PayPal hoặc Stripe. Những nhận định không chính xác về độ Trust góp phần lớn để giúp những tài khoản PayPal Stripe hay eBay được bán này lấy được lòng tin từ các doanh nghiệp có ý định mua lại.

-
Những tài khoản bán lại có Trust như lời chào hàng?
2.1 Đặc điểm nhận dạng của các tài khoản này
- Được đăng kí tại một số quốc gia sử dụng Stripe, PayPal phổ biến như Mỹ. Ngoài ra còn rất nhiều tài khoản Việt Nam được giao dịch: Mức độ Trust càng cao thì giá bán càng cao, một số người bán có thể có bảo hành theo payout hoặc theo thời gian trọn đời.
- Sau khi mua tài khoản, chủ tài khoản phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình để ngăn PayPal hoặc Stripe “hỏi thăm”.
- Tài khoản để bán có thể chứa nhiều hơn hoặc ít thông tin hơn, chẳng hạn như: ID chủ tài khoản, địa chỉ, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán, rating tài khoản eBay, v.v. Nó càng chứa nhiều thông tin, tài khoản càng có giá trị.
2.2 Những rủi ro tiềm tàng có thể gặp phải
Các tài khoản để bán có thể đã hoàn tất xác minh cơ bản về thông tin doanh nghiệp hoặc thông tin cá nhân để người mua tài khoản có thể sử dụng thông tin đó thêm vào Store của mình. Tuy nhiên, điều này vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định:
- Nếu có vấn đề với Store, PayPal hoặc Stripe có thể yêu cầu bằng chứng nhận dạng, địa chỉ của người đó hoặc bảng sao kê ngân hàng gần đây. Nếu không cung cấp được tài khoản có thể bị hạn chế hoặc bị đóng.
- Ngay cả khi Store đang hoạt động ổn định, PayPal và Stripe có thể định kỳ xem xét và yêu cầu thêm thông tin.
- Người đứng tên tài khoản PayPal, Stripe được bán này trước đây đã bị limit block hoặc nằm trong danh sách đen của các bên Payment Processor mà người mua không hề hay biết. Việc gắn tài khoản này vào Store, có thể ảnh hưởng đến cả Store và các tài khoản PayPal Stripe được liên kết.
- Nếu tài khoản bị đánh cắp, chủ tài khoản thực vẫn có thể thấy bảng sao kê tài khoản lạ tại ngân hàng của họ và thông báo cho cảnh sát hoặc ngân hàng. Điều này sẽ kích hoạt các cuộc điều tra và ảnh hưởng đến Store.
- Về lâu dài, các doanh nghiệp có thể chỉ muốn chạy một tài khoản ổn định hoặc một vài tài khoản có khối lượng lớn. Ngay cả khi doanh nghiệp không còn sử dụng các tài khoản đã mua đó vào thời điểm này, thông tin về các tài khoản đó vẫn nằm trong hệ thống dữ liệu của PayPal hoặc Stripe gắn với Store của doanh nghiệp. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới việc đánh giá tài khoản để chạy Volume lớn.
Trên thực tế, The Ganti đã gặp nhiều khách hàng gặp vấn đề lớn với tài khoản xấu của họ trong quá khứ.
Trong quá trình chạy PayPal, nhiều người bán có thể vi phạm các quy tắc phổ biến và nhận giới hạn 21 hoặc 180 ngày hay tài khoản của họ bị tạm ngưng. Đối mặt với những khó khăn này, nhiều chủ doanh nghiệp đã quyết định mua hoặc mở nhiều tài khoản PayPal khác nhau..
-
Vậy có nên mua lại tài khoản Paypal hay Stripe Trust?
Nếu thực sự có nhu cầu sử dụng các tài khoản như thế này, các công ty nên sử dụng các câu hỏi sau để tự đánh giá rủi ro của mình:
- Có phương án nào khác cho Store không? Có chắc chắn mua lại tài khoản là phương án duy nhất?
- Mục đích sử dụng tài khoản là gì? Chỉ nhằm để “chữa cháy” trong thời gian ngắn hay để “đi đường dài”?
- Tài khoản này sẽ được dùng để chạy Volume lên mức nào? Trong thời gian bao lâu?
- Các kế hoạch lập doanh nghiệp, làm kế toán, thuế, kiểm toán như thế nào?
Theo kinh nghiệm nhiều năm, The Ganti nhận định nếu một doanh nghiệp có kế hoạch chạy tài khoản lên volume lớn hàng tháng, thì việc sử dụng tài khoản hợp pháp sẽ an toàn hơn vì PayPal và Stripe yêu cầu xác minh bổ sung khi giới hạn tăng lên thường xuyên. Việc xác minh này phải được thực hiện theo quy trình chuẩn, đúng yêu cầu của PayPal và Stripe để không ảnh hưởng đến tài khoản.
Nếu bạn đang muốn xây dựng một Store lớn mạnh nhưng không chắc liệu các phương án nhận tiền từ khách hàng nước ngoài của mình có tối ưu hay không hoặc làm thế nào để chuẩn hóa quy trình thuế – kế toán thương mại, hãy liên hệ ngay với The Ganti.
Với kinh nghiệm trực tiếp hỗ trợ nhiều nhà phân phối ở nước ngoài về chiến lược, định hướng, khắc phục sự cố, giải quyết limit, pháp lý, v.v., The Ganti là đối tác đáng tin cậy nhất của khách hàng trong hành trình này.
Truy cập trang web Tại đây để biết thêm nhiều tin tức!
Theo dõi The Ganti Tại đây để xem thêm các gói dịch vụ khác!