Chắc hẳn không ít lần bạn thấy những ký hiệu ™ hay © xuất hiện trên các vật dụng hằng ngày của bạn. Thế nhưng bạn có biết ý nghĩa ẩn sau những ký hiệu ấy?
The Ganti sẽ giới thiệu cho chúng ta 4 ký hiệu quốc tế phổ biến: Brand, Trademark, Copyright, Patent. Dù tự mình kinh doanh một sản phẩm, viết một cuốn sách hay chế tạo một thứ gì đó, tất cả đều phải có địa chỉ của chủ nhân nó và đó chính xác là những thông tin mà ký hiệu ấy đề cập đến. Nào hãy cùng đọc và tìm hiểu thêm về chúng.

-
BRAND
Chắn hẳn khi bắt đầu kinh doanh trên Amazon bạn chắc chắn sẽ bắt gặp các thuật ngữ như Trademark và Brand và chưa hiểu rõ ý nghĩa thật sự của chúng là gì.
“Brand” mang nghĩa “nhãn hiệu”, còn “Trademark” được dùng để chỉ một nhãn hiệu được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ.
“Brand” là dấu hiệu dưới dạng hình dáng, màu sắc, chữ viết… giúp người mua hàng nhận biết đâu là sản phẩm của nhà sản xuất nào. Giống như khi cha mẹ cho con mình một cái tên (name); nhà sản xuất cho sản phẩm của mình một cái “brand”.
Ví dụ: Mình tự mở một cửa hàng bán “Nước Mắm” và mình đặt tên cho nó là “Nước Mắm 88” thì cái tên này là một “Brand” chứ không phải một thương hiệu.
Trong marketing và đặc biệt bán hàng trên Amazon “brand” đóng vai trò vô cùng quan trọng. “Brand” giúp khách hàng tự tin hơn khi mua sản phẩm, chạy được quảng cáo Brand trên Amazon, thêm được các tính năng như Content A+, tăng tỷ lệ chuyển đổi và từ đó sẽ giúp các seller bán được nhiều sản phẩm hơn.
Để trở thành một thương hiệu như người Việt Nam vẫn từng gọi thì “brand “ đó phải cực kỳ nổi tiếng và nhiều người biết như Toyota, Mercedes, Cocacola, Pepsi,…
-
TRADEMARK (™)
“Trademark” là gì? “Trade” là “thương mại”; còn “mark” là “dấu hiệu”.
“Trademark” là một nhãn hiệu “brand” được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights). Luật thì do các quốc gia quy định, nếu bạn sở hữu một nhãn hiệu đã đăng ký (trademark) tại Mỹ mà đơn đăng ký thực tế đã được USPTO (Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ) chấp thuận thì người khác không được phép sử dụng nhãn hiệu đó tại Mỹ nữa.
Như đã nói ở trên, mỗi nhà sản xuất đều có thể tự đặt tên cho sản phẩm của mình, giống như cha mẹ đặt tên cho con cái. Nhưng khác với con người, tên sản phẩm thì nên đặt khác nhau. Ví dụ các bạn tự sản xuất và thiết kế một chiếc điện thoại nhái và đặt tên nó là Iphone 13 Promax và mang bán ra ngoài thị trường, thì điều gì sẽ xảy ra? Đó là khách hàng có thể mua nhầm sản phẩm.
Để tránh điều này, một “brand” có thể được pháp luật bảo hộ thông qua đăng ký, và nó trở thành “trademark”.
Vậy, thương hiệu là gì? Như đã phân tích ở trên, “brand” là một nhãn hiệu khi bán và kinh doanh trên Amazon, trong khi “trademark” là một khái niệm pháp lý. Cả hai đều có hàm ý “nhãn hiệu”.
TÓM LẠI: BRAND là nhãn hiệu mà người tiêu dùng nhìn thấy và suy nghĩ thấy.
Còn TRADEMARK là nhãn hiệu được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ.
-
COPYRIGHT (©)
Copyright (Bản quyền) là một loại bảo hộ thương hiệu về quyền tác giả. Bản quyền bảo vệ tác phẩm gốc của tác giả, bảo vệ các tác phẩm sáng tạo hay trí tuệ. Chẳng hạn như video, phim, bài hát, sách, trò chơi điện tử, tranh vẽ,…
Nhìn chung luật bản quyền có mục đích khuyến khích các tác giả sáng tạo các tác phẩm gốc vì lợi ích cộng đồng. Để được bảo vệ bản quyền, một tác phẩm có tác quyền phải được tạo ra bởi một tác giả và phải chứa hàm lượng sáng tạo nhất định. Nếu ai đó là tác giả của một tác phẩm gốc, họ thường sở hữu bản quyền của tác phẩm đó.
Nếu người bán sao chép bản quyền của người khác (như video, hình ảnh, content,…) để bán sản phẩm của họ trên một trang chi tiết sản phẩm khác, người bán đó có thể vi phạm bản quyền của chủ sở hữu bản quyền về hình ảnh, video.
Bạn có thể đăng tải hoặc bán một công trình của người khác lên Amazon nhưng phải được sự cho phép của chủ bản quyền đó.
Copyright chỉ giới hạn trong quốc gia sở hữu bản quyền, trừ khi có thỏa hiệp bản quyền giữa các bên và các nước với nhau.
-
PATENT (Bằng sáng chế)
Amazon rất coi trọng về quyền sở hữu trí tuệ, bất kỳ người bán nào khi quyết định kinh doanh trên Amazon cũng cần phải lưu ý các chính sách về quyền này.
Bằng sáng chế hay bản quyền là chứng chỉ công nhận độc quyền tạm thời đối với sản phẩm, quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới mà chính phủ cấp cho nhà sáng chế hoặc phát minh. Bằng sáng chế hoặc bản quyền chỉ được cấp trong khoảng thời gian nhất định, thường là 20 năm.
Có 2 loại bằng sáng chế phổ biến tại Mỹ đó là:
– Bằng sáng chế về thiết kế: Cấp cho các sáng chế mới và độc đáo, cấp cho các yếu tố bên ngoài, hình dáng, cấu trúc của sản phẩm.
– Bằng sáng chế thực tiễn: Cấp cho các phát minh mới về phương pháp, máy móc hay sản xuất chế tạo một sản phẩm độc quyền.
Ví dụ: Các thiết kế điện thoại của Apple rất đẹp và là xu hướng của khách hàng hướng đến nhưng các hãng điện thoại khác không ai dám sao chép thiết kế mà chỉ dám biến đổi thiết kế. Đơn giản là Apple đã có bằng sáng chế về các thiết kế của mình. Vì nếu ai đó copy sử dụng trái phép các thiết kế này thì sẽ bị xử phạt theo luật sở hữu trí tuệ liên quan đến bằng sáng chế.
Lợi ích của người bán hàng trên Amazon có Patent:
– Được bảo vệ những phát minh, sáng tạo về sản phẩm của mình.
– Độc quyền về sản phẩm trên Amazon.
– Được report khi phát hiện sản phẩm bị đối thủ ăn cắp.
Và khi bạn đăng ký tài khoản Amazon của The Ganti thì sẽ có gói đăng ký bảo hộ thương hiệu USPTO cho Brand và sản phẩm của bạn để tránh bị đối thủ ăn cắp.
Bài viết này có thể giúp bạn phân biệt rõ ràng các thuật ngữ khi kinh doanh trên Amazon để tránh được những rủi ro về pháp lý cũng như các chính sách khi bán hàng trên nền tảng này.
Truy cập trang web Tại đây để biết thêm nhiều tin tức!
Theo dõi The Ganti Tại đây để xem thêm các gói dịch vụ khác!